Ẩm thực Việt Nam luôn có một giá trị văn hóa vượt trội với hương vị đậm đà, thanh tao mà bao đời cha ông đã đúc kết. Mỗi vùng miền lại sáng tạo nên những thức quà bình dị mà đầy tinh túy. Đấy cũng chính là những sản phẩm được làm ra bằng những nguyên liệu từ đất mẹ, để cảm tạ trời đất đã mang mưa thuận gió hòa.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập sản phẩm bánh kẹo truyền thống đang bộc lộ những yếu điểm khó cạnh tranh như: hình thức lỗi thời; công nghệ chế biến, bảo quản thô sơ; mẫu mã đơn điệu…. đã khiến bánh kẹo truyền thống chưa phát huy hết thế mạnh của mình.
Công ty CP Bánh mứt kẹo Bảo Minh là một trong những đơn vị tiên phong “khoác áo mới” cho bánh kẹo truyền thống. Thành công của Bảo Minh được coi như một dấu ấn, giúp ẩm thực Việt Nam vươn ra thế giới.
Sản phẩm truyền thống “khoác áo mới” bắt nhịp sống hiện đại
Kế thừa và phát triển tinh hoa ẩm thực các làng nghề, Bảo Minh đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm: bánh cốm, bánh phu thê, bánh nướng, bánh dẻo… từ những năm đầu khởi nghiệp.
Năm 2006, Bảo Minh chính thức thành lập công ty Cổ phần như ngày nay. Với sự lớn mạnh không ngừng, Bảo Minh đã xây dựng hai nhà máy sản xuất quy mô, hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu tại Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh.
Bánh kẹo Bảo Minh đã có mặt tại các chuỗi hệ thống bán lẻ lớn: Vinmart, BigC, Coopmart, Aeon, Lotte… các kênh phân phối bán lẻ trên toàn quốc và xuất khẩu đi các nước.
Để làm được điều đó, Bảo Minh đã “khoác áo mới” cho các sản phẩm truyền thống. Những thiết kế tinh tế và đầy tiện lợi, luôn giữ lại những nét đậm chất Á Đông trong từng sản phẩm, Bảo Minh đã chạm tới trái tim khách hàng bằng sự thấu hiểu, tậm tâm của mình.
Mỗi sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ trong dây truyền khép kín, nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú trong hàm lượng chất dinh dưỡng, để bánh Bảo Minh không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng.
Những tiêu chí ngon – an toàn – mới lạ – hấp dẫn – thú vị luôn được đặt lên hàng đầu, Bảo Minh đã đào sâu nghiên cứu áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất. Và bánh kẹo Bảo Minh không chỉ là thức quà ngọt ngào gắn liền với tuổi thơ của những thế hệ đi trước, nó còn là chặng đường dài cùng viết nên những trang ký ức đẹp, tươi mới cùng thế hệ trẻ.
Với những sản phẩm truyền thống đã có, Bảo Minh luôn nỗ lực sáng tạo nên những dòng sản phẩm mới, có nét truyền thống.
Như kẹo lạc mặn, là một dòng sản phẩm kết hợp giữa kẹo lạc truyền thống và cách làm hiện đại đang được người tiêu dùng đón nhận. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa sự giòn xốp của kẹo lạc, vị mặn của muối khiến ai thử một lần đều nhớ mãi.
Bánh cốm phủ dừa cũng là một ý tưởng đầy táo bạo của Bảo Minh. Sự kết hợp hài hòa giữa bánh cốm đặc sản của miền Bắc với cơm dừa lừng danh tại phương Nam đã tạo ra một sản phẩm đầy hấp dẫn. Vị dẻo thơm, ngọt dịu của cốm được dung hòa với cơm dừa sần sật thanh mát, béo bùi. Thiết kế nhỏ xinh vừa miệng tạo tính tiện lợi, đầy lôi cuốn.
Xuất phát từ tình yêu văn hóa ẩn thực Việt Nam và tầm nhìn rộng, Bảo Minh ôm trong mình giấc mơ và hoài bão lớn. Để đem ẩm thực Việt Nam chinh phục mọi vùng đất, Bảo Minh đang nỗ lực hết mình vì sự hài lòng và niềm tin của khách hàng.
Mồ hôi và trái ngọt
“Có con đường nào được trải lụa sẵn? Chỉ có dải lụa làm phần thưởng cho những ai không chịu lùi bước, dám băng qua chông chênh sỏi đá mà thôi”. Con đường của chị Tính cũng vậy, cũng không thiếu những ngày thâu đêm bên bàn làm bánh, cái thời thủ công đến độ máy dán miệng vỏ đựng bánh còn chưa có, mỗi người lấy một cây hương đỏ đầu, khói ngạt cả căn phòng, vừa châm vừa dán. Khói cay xè, nước mắt cứ dàn giụa mà vẫn phải căng hết cỡ để nhìn cho rõ kẻo… châm vào tay.
Vào dịp cao điểm như Trung thu hay Tết nguyên đán, khách đặt bánh lên tới cả ngàn chiếc, chị và nhân viên lại cuống cuồng chạy hết công suất vẫn lo làm không kịp để gửi cho khách. Lắm khi làm cố đến mức ngủ gục trên bàn khi nào không hay biết, bỏ mặc đèn vàng rọi nóng cả một bên tai.
Câu chuyện của những ngày tháng “mồ hôi chan cơm” ấy có lẽ con phố Châu Long là thấu hiểu chị nhất. Quên làm sao được những ngày chị Tính và cô cháu gái treo tòng teng hai bên ghi đông hai túi bánh to bự, nặng như chơi kéo co, “bao nhiêu sức trẻ tôi dùng để đánh vật với cái ghi đông đó hết rồi” – chị Tính dí dỏm kể lại. Ngày đó, cứ sáng ra là hai cô cháu leo lên “ngựa sắt” đi từ Châu Long sang giao bánh ở căng tin trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Điện thoại không có, hết giờ làm lại tất tả chạy qua điểm bán, thăm hỏi xem bánh hôm nay bán chạy không, khách khen chê gì để còn biết mà điều chỉnh.
Nguồn: Sưu tầm